Bộ vi xử lý AMD Ryzen 3 2200G
Liên hệ
Mã sản phẩm:
Tình trạng: Liên hệ
Bảo hành: 36 tháng
100% Sản phẩm
chính hãng
Giá ưu đãi nhất
thị trường
Giao hàng
toàn quốc
Hậu mãi
chu đáo
Địa chỉ: Số nhà 26 Liền kề 11 Khu đô thị Xa La ( Sau CT4 khu đô thị Xala ) - Hà Đông - Hà Nội
Kinh doanh Dmart 1: 0982.142.584 | Kinh doanh Dmart 2: 0986.118.787
Kinh doanh Dmart 3: 0985.442.593 | Kinh doanh Dmart 4: 0936.282.899
Đánh giá AMD Ryzen 3 2200G – Siêu kinh tế với card đồ họa tích hợp
Giới thiệu
Raven Ridge APU là 1 dòng sản phẩm khá đặc biệt, với tình trạng giá thành đắt đỏ của linh kiện ở thời điểm hiện tại. Việc ráp 1 bộ máy để chơi game thực sự trở nên rất nan giải trong thời gian hơn 1 năm trở lại đây, nên việc các dòng APU như Ryzen 3 2200G và Ryzen 5 2400G được tung ra thị trường được xem là những chiếc phao cứu sinh cho những game thủ có kinh phí hạn hẹp đang tìm 1 chiếc máy tính có khả năng chơi game tương đối tốt và dễ dàng nâng cấp về sau này. Trong bài viết này sẽ đánh giá tổng quát hiệu năng của 2 dòng APU trên kiến trúc Zen+ mới nhất của AMD này, để xem liệu việc lựa chọn APU hay dòng card màn hình giá rẻ như GT 1030 thì lựa chọn nào sẽ trở nên phù hợp hơn.
Dưới đây là thông số cơ bản của Ryzen 3 2200G
Hiệu năng
Trước khi đi vào nội dung phần đánh giá cũng như so sánh hiệu năng của R3 2200G và R5 2400G, dưới đây là thông tin cấu hình phần cứng được sử dụng trong bài viết:
OVERWATCH
Trên tựa game Overwatch với thiết lập Medium ở độ phân giải 1080p, có thể thấy ở đây G4560 khi sử dụng với RAM có xung nhịp 2400Mhz và GT 1030 cho mức khung hình trung bình là 63FPS khá tương đồng với R3 1200 (3.9GHz) đi với RAM có xung nhịp 2933MHz và GT 1030 có mức khung hình 61FPS. Trong khi đó R5 2400G sau đi được ép xung CPUlên 3.95GHz và 1.6GHz đối với iGPU (chip đồ họa tích hợp sẵn) cho hiệu năng khá sát ở phía sau với khung hình trung bình là 60FPS.
Ở xung nhịp mặc định khi ghép R5 2400G với cặp RAM G.Skill Trident Z (3200MHz CL14) đem lại khung hình trung bình xấp xỉ ở mức 54FPS, thấp hơn ~11% so với sau khi được ép xung. R3 2200G cũng không hề kém cạnh, khi mà mức khung hình trung bình cũng chỉ thấp hơn 8% so với R5 2400G ở xung nhịp mặc định, còn sau khi được ép xung CPU lên 3.9GHz và 1.65GHz đối với iGPU, hiệu năng của R3 2200G vẫn tiếp tục duy trì khoảng cách ~9% so với R5 2400G. Mặc dù là hiệu năng trên Overwatch của R5 2400G có hơn ~10% so với R3 2200 nhưng xét trên sự chênh lệch về giá thành thì sự chênh lệch này là ko quá đáng kể.
ROCKET LEAGUE
Tiếp đến ở tựa game Rocket League, với thiết lập kết hợp giữa Medium và High trên độ phân giải 1080p, ở đây sau khi được ép xung R5 2400G vẫn tiếp tục duy trì khung hình trung bình khá tốt ở mức 60FPS tương đương với G4560 và R3 1200 (3.9GHz) với GT 1030, theo ngay sát phía sau là R3 2200G. Trong khi đó ở xung nhịp mặc định, R3 2200G vẫn đạt được mức khung hình trung bình là 54FPS chỉ thấp hơn ~7% so với R5 2400G, 1 lần nữa cho thấy sự cải thiện về hiệu năng chơi game trên R5 2400G là không quá nhiều so với R3 2200G.
Tuy nhiên có 1 vấn đề về Ryzen 2 là việc 0.1% frame time trên cả R3 2200G và R5 2400G gây nên hiện tượng sụt khung hình ở 1 số thời điểm nhất định, mặc dù chỉ với 0.1% frame time thấp thì hiện này là gần như không đáng kể. Nguyên nhân phần lớn có thể là do driver hoặc tựa game Rocket League chưa tung ra bản cập nhật cho kiến trúc Zen+ mới vì hiện tượng này hoàn toàn không xảy ra đối với tựa game Overwatch.
CIVILIZATION V
Đối với 1 tựa game có yêu cầu tương đối cao về CPU như Civilization V, việc so sánh hiệu năng cũng có khác biệt so với những tựa game khác, khi mà ở đây sẽ lấy thời gian điều khiển A.I trong game làm thước đo để so sánh hiệu năng thay vì chỉ dùng FPS để so sánh. Tất cả các dòng CPU không có ghi chú gì theo sau thì đều được ghép với bộ RAM có tốc độ là 3200MHz, bạn có thể thấy rõ được phần CPU của R5 2400G (3.95GHz) có hiệu năng xấp xỉ so với R5 1600X với thời gian là 19.5 giây. Với số lượng người chơi lên tới 5 người thì thời gian này sẽ tăng lên thành 1.6 phút. Trong khi đó, R3 2200G sau khi được ép xung (24.7 giây) có hiệu năng cao hơn ~22% so với xung nhịp gốc (27.5 giây).
CS: GO
CS: GO là 1 tựa game có thể nói là khá nhạy cảm so với việc thay đổi RAM, với thiết lập tùy chỉnh trên độ phân giải 1080p, ở xung nhịp mặc định R5 2400G đạt được 95FPS trung bình, theo sau là R3 2200G với 86FPS, trong khi đó G4560 và GT 1030 dẫn trước khá xa với 120FPS. Sau khi được ép xung thì mức khung hình của cả R5 2400G và R3 2200G cũng được tăng lên khá đáng kể, nhưng vẫn thấp hơn ~20% so với G4560 và GT 1030, tuy nhiên sự khác biệt giữa R3 2200G và R5 2400G ở đây là rất nhỏ.
DOTA 2
Chuyển sang DOTA 2 với thiết lập High trên 1080p, khi ghép với GT 1030 thì cả R3 1200 (3.9GHz) và G4560 đều đạt được 63FPS trung bình, trong khi đó cả R3 2200G và R5 2400G đều có hiệu năng tương đồng với nhau sau khi được xung.
Với xung nhịp mặc định thì kết quả cũng tương tự như vậy với mức khung hình xấp xỉ ở mức 40-45FPS tùy thuộc vào tốc độ và độ trễ của các dòng RAM.
TOTAL WAR: WARHAMMER
Cuối cùng ở tựa game Total Warhammer, với thiết lập Medium trên 1080p, ở xung nhịp mặc định hiệu năng của R5 2400 khá tương đồng với G4560 và GT 1030 theo sau là R3 2200G với hiệu năng thấp hơn ~13%. Tuy nhiên sau khi được ép xung lên thì R5 2400G vươn lên vị trí đầu bảng là 43FPS trung bình, theo sau là R3 2200G với 39FPS cao hơn ~11-22% so với G4560 đi với GT 1030.
Nhiệt độ và công suất tiêu thụ
Với việc được tích hợp 1 vi xử lý đồ họa mạnh mẽ (iGPU) nhưng nhiệt độ và công suất tiêu thụ của R3 2200G và R5 2400G là khá tốt với mức TDP chỉ ở 65W, với chiếc tản nhiệt được AMD tặng kèm thì nhiệt độ của R3 2200G sau khi được ép xung (1.4v) vẫn khá tốt (69 độ C) trong quá trình stress test bằng Prime95. Chuyển sang 1 bộ tản nhiệt nước AIO như Kraken X62, giúp cải thiện nhiệt độ hoạt động của R3 2200G xuống đáng kể, chỉ còn 47 độ C.
Trong khi đó về công suất tiêu thụ thì R3 2200G thể hiện khá xuất sắc với 1 việc được tích hợp sẵn 1 iGPU mạnh mẽ như vậy nhưng công suất tiêu thụ thực tế chỉ ở 72W với xung nhịp mặc định và 82W sau khi được ép xung (1.4v).
Kết
Qua các kết quả so sánh, không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng R3 2200G là 1 lựa chọn có hiệu năng trên giá thành tốt nhất trong phân khúc này ở thời điểm hiện tại, với phần hiệu năng của CPU đạt 78-85% so với R5 2400G với mức giá chỉ gần bằng 1 nửa. Trong khi đó phần iGPU lại không có quá nhiều sự khác biệt giữa 2 dòng APU này, khi mà iGPU của R3 2200G vẫn đủ khả năng để xử lý tốt các tựa game e-Sport ở thiết lập Medium/High trên độ phân giải 1080p.
Mặc dù hiệu năng chơi game của R5 2400G khá tương đồng so với việc sử dụng G4560 và GT 1030 nhưng việc sử dụng APU của AMD sẽ đòi hỏi bạn phải sử dụng các bộ RAM có tốc độ rất nhanh để đạt được hiệu năng mong muốn, cộng thêm tình trạng giá thành RAM hiện nay việc này có thể khiến cho chi phí cao hơn so với G4560 và GT 1030. Cho nên trừ khi bạn có nhu cầu sử dụng những ứng dụng có yêu cầu cao về khả năng xử lý của CPU, thì R3 2200G sẽ là 1 lựa chọn phù hợp hơn rất nhiều đối với 1 bộ máy tính có chi phí thấp.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn có sự lựa chọn chính xác hơn và dễ dàng hơn cho nhu cầu của mình.
Bạn cần tư vấn thêm?
Sản phẩm cùng loại
Thông số kỹ thuật
Sản phẩm bán chạy
Bình luận