Cạc màn hình ASUS DUAL GTXT1060- 03G
Liên hệ
Mã sản phẩm: VGAS016
Tình trạng: Liên hệ
Bảo hành: 36 Tháng
100% Sản phẩm
chính hãng
Giá ưu đãi nhất
thị trường
Giao hàng
toàn quốc
Hậu mãi
chu đáo
Địa chỉ: Số nhà 26 Liền kề 11 Khu đô thị Xa La ( Sau CT4 khu đô thị Xala ) - Hà Đông - Hà Nội
Kinh doanh Dmart 1: 0982.142.584 | Kinh doanh Dmart 2: 0986.118.787
Kinh doanh Dmart 3: 0985.442.593 | Kinh doanh Dmart 4: 0936.282.899
Giới thiệu
Tiếp nối sự thành công của GTX 1060 (6GB), được xem là dòng card màn hình tầm trung hot nhất trong thời gian gần đây, NVIDIA tiếp tục cho ra mắt 1 phiên bản khác của GTX 1060 với dung lượng bộ nhớ VRAM chỉ còn 3GB và khả năng xử lý của GPU cũng được cắt giảm phần nào với đối thủ cạnh tranh trong phân khúc là RX 570 (4GB) của AMD. Điều này gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng, về việc GTX 1060 (3GB) cơ bản là 1 chiếc card màn hình có thông số hoàn toàn khác so với GTX 1060 (6GB) nhưng NVIDIA lại quyết định giữ nguyên tên gọi là GTX 1060, thực chất mà nói thì GTX 1060 (3GB) đúng ra nên được gọi là GTX 1050Ti thì đúng hơn. Trong bài viết này sẽ đánh giá tổng quát hiệu năng của phiên bản GTX 1060 Dual 3GB (White) của Asus, để giúp cho bạn có cái nhìn khách quan hơn về dòng card màn hình này nhé.
Dưới đây là 1 vài thông số cơ bản và hình ảnh của Asus GTX 1060 Dual 3GB (White).
Nhân đôi Hiệu năng
ASUS Dual GeForce® GTX 1060 được trang bị các Quạt Hình Cánh đã được cấp bằng sáng chế cho lưu lượng khí tối đa với áp suất không khí cao hơn 105%. Còn Công nghệ Auto-Extreme với các thành phần Sức mạnh Siêu Hợp kim II độc quyền cho độ ổn định vượt trội. GPU Tweak II với XSplit Gamecaster để điều chỉnh hiệu năng một cách trực quan và truyền phát nhanh quá trình chơi game. ASUS Dual GeForce® GTX 1060 hoàn toàn tương thích với bo mạch chủ ASUSX99-A II của bạn!
Phong cách và hiệu năng tối ưu
Hoàn toàn ăn khớp với bo mạch chủ ASUS X99-A II
Các card đồ họa ASUS Dual GeForce® GTX 1060 và bo mạch chủ X99-A II có chung một chủ đề màu sắc hoàn toàn ăn khớp với nhau và sẵn sàng được sử dụng trên Windows 10. Dual GeForce® GTX 1060 được trang bị DirectX 12 để tận dụng tối đa hiệu năng đồ họa từ CPU và tránh tắc nghẽn cho GPU.
Quạt Hình Cánh được cấp bằng sáng chế
Lưu lượng Khí Tối đa tăng 105% Áp suất Khí
Một thiết kế hình cánh đã được cấp bằng sáng chế cho lưu lượng khí tối đa và tăng 105% áp suất tĩnh lên bộ tản nhiệt, trong khi vận hành yên tĩnh gấp 3 lần so với các card tham khảo.
Công nghệ AUTO-EXTREME với Sức mạnh Siêu Hợp kim II
Chất lượng cao cấp và độ ổn định tốt nhất
Card đồ họa ASUS được sản xuất sử dụng công nghệ AUTO-EXTREME, là quy trình sản xuất đầu tiên trong ngành được tự động 100%, với các linh kiện Sức mạnh Siêu Hợp kim II cao cấp tăng cường hiệu suất, giảm thiểu tổn thất điện năng, giảm hiện tượng linh kiện kêu vo vo khi chịu tải, và giảm nhiệt độ cho chất lượng và độ ổn định không đối thủ.
Cổng HDMI thân thiện với thực tế ảo
Tận hưởng Trải nghiệm Thực tế Ảo Đắm chìm
Card đồ họa ASUS Dual GeForce® GTX 1060 có hai cổng HDMI để kết nối một thiết bị thực tế ảo và hiển thị cùng lúc, để bạn có thể tận hưởng trải nghiệm thực tế ảo đắm chìm bất cứ lúc nào mà không cần thay dây cáp.
GPU Tweak II với XSplit Gamecaster
GPU Tweak II:Hiệu chỉnh hiệu năng một cách trực quan
Điều chỉnh tốc độ xung, điện áp và tốc độ quạt để hiệu chỉnh card đồ họa của bạn theo cách bạn muốn. Chọn giữa các chế độ Tiêu chuẩn hoặc Cao cấp của GPU Tweak tùy theo trình độ kinh nghiệm của bạn.
Chọn Chế độ Tiêu chuẩn để truy cập các tùy chọn Trực quan giúp hiệu chỉnh dễ dàng. Đây là một tùy chọn tuyệt vời cho những người mới học cách hiệu chỉnh card đồ họa. Hoặc, hãy dùng thử Chế độ Cao cấp cho tùy chọn hiệu chỉnh chuyên sâu và tinh tế để kiểm soát toàn diện đối với những thợ ép xung giàu kinh nghiệm.
XSplitGamecaster:
Truyền phát nhanh quá trình chơi
Giờ đây, bạn cũng có thể chạy XSplit Gamecaster để bật lên giao diện trong game và bắt đầu truyền phát hoặc ghi lại phiên chơi game của bạn chỉ với một nhấp chuột. Bạn cũng có thể thử các tính năng ghi chú trong game và chỉnh sửa video để tăng cường trải nghiệm truyền phát game của mình.
Hiệu năng chơi game
Trước khi đi vào phần đánh giá và so sánh hiệu năng của Asus GTX 1060 Dual (3GB), dưới đây là thông tin cấu hình phần cứng được sử dụng trong bài viết:
- CPU: Intel Core i7-7700K.
- Tản nhiệt CPU: Noctua U12S.
- Bo mạch chủ: Gigabyte Z270X-Gaming 9.
- RAM: G.Skill Trident Z 16GB (2x8GB) DDR4 4000MHz.
- Ổ cứng: 1TB OCZ RD400 NVMe M.2.
- Nguồn: Corsair AX1500i.
Tất cả các tựa game đều được đặt ở thiết lập cao nhất ở độ phân giải 1080p và 1440p cùng với phiên bản driver mới nhất ở thời điểm của bài viết và hệ điều hành Windows 10-64bỉt.
Rise of the Tomb Raider
Đầu tiên là với tựa game Rise of the Tomb Raider, một trong những tựa game có đồ họa xuất sắc nhất ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên đi kèm theo đó là yêu cầu phần cứng, đặc biệt là về card màn hình cũng khá cao. Ở độ phân giải 1080p, phiên bản GTX 1060 (3GB) của Asus có khung hình trung bình đạt mức 58FPS, thấp hơn ~17% so với GTX 1060 (6GB), RX 580 (8GB) và RX 570 (4GB). Chuyển sang độ phân giải 1440p, hiệu năng trên GTX 1060 (3GB) của Asus rớt xuống chỉ còn ở mức 42FPS thấp hơn ~21% so với GTX 1060 (6GB), ~33% so với RX 580 (8GB) và ~10% RX 570 (4GB) so với . Mặc dù hiệu năng chỉ đạt xấp xỉ 60FPS ở 1080p và chắc chắn bạn sẽ phải hạ thiết lập xuống kha khá để có thể có được mức 60FPS ở 1440p, tuy nhiên cũng có thể thấy được khả năng xử lý của GTX 1060 (3GB) là khá tốt đối với 1 tựa game nặng như Rise of the Tomb Raider, vì xét cho cùng đây là 1 dòng card màn hình được NVIDIA thiết kế ra cho việc chơi trên độ phân giải 1080p là chủ yếu.
Far Cry Primal
Tiếp đến là 1 tựa game khá nặng nề khác là Far Cry Primal với môi trường trong game có không gian rộng lớn và chi tiết. Mặc dù vậy ở độ phân giải 1080p, GTX 1060 (3GB) của Asus không gặp phải bất kì trở ngại nào với khung hình trung bình đạt mức 64FPS và khung hình thấp nhất vẫn duy trì được ở mức 50FPS chỉ thấp hơn ~2FPS so với GTX 1060(6GB), trong khi đó khi so đối thủ từ AMD là RX 580 thì GTX 1060 (3GB) lại có hiệu năng cao hơn ~4.6%. Tuy nhiên khi chuyển sang độ phân giải 1440p, khoảng cách giữa GTX 1060 (3GB) và RX 570 (4GB) với GTX 1060 (6GB) và RX 580 (8GB) bắt đầu lộ rõ do sự khác nhau về bộ nhớ VRAM và khả năng xử lý của GPU. ở đây hiệu năng của GTX 1060 (3GB) bị tụt xuống với khung hình trung bình chỉ còn 41FPS và khung hình thấp nhất tụt xuống tới 35FPS, thấp hơn ~12% so với GTX 1060 (6GB) và RX 580 (8GB). Mặc dù vậy, ngay cả GTX 1060 (6GB) và RX 580 (8GB) cũng rất chật vật với Far Cry Primal trên độ phân giải 1440p, với khung hình trung bình chỉ đạt 46FPS và khung hình thấp nhất cũng chỉ nhỉnh hơn 3FPS so với GTX 1060 (3GB).
Middle-earth: Shadow of Mordor
Middle-earth: Shawdow of Mordor, có thể nói là 1 tựa game cũng đòi hỏi khả năng xử lý của GPU rất cao, chưa kể đến việc tiêu tốn VRAM của tựa game này. Ở độ phân giải 1080p, GTX 1060 (3GB) có mức khung hình trung bình cao hơn ~10% so với RX 570 (4GB), với hiệu năng xấp xỉ với GTX 1060 (6GB) và RX 580 (8GB). Tuy nhiên khi chuyển sang độ phân giải 1440p, mặc dù vẫn giữ được khung hình trung bình ở mức 61FPS xấp xỉ với RX 570 (4GB), nhưng trên GTX 1060 (3GB) hiện tượng sụt khung hình lại rất đáng kể với mức khung hình thấp nhất chỉ vào khoảng 27FPS, ngay cả GTX 1060 (6GB) cũng tụt xuống chỉ còn 37FPS, thấp hơn khá nhiều so với các đối thủ đến từ AMD là RX 570 (4GB) và 580 (8GB). Điều này không chỉ là do vấn đề về dung lượng bộ nhớ VRAM, mà còn do về bus giao tiếp của bộ nhớ trên GTX 1060 cả bản 3GB và 6GB đều chỉ ở mức 192-bit, thấp hơn ~33% so với RX 570 và 580 có bus giao tiếp lên tới 256-bit.
Kết
Với các kết quả so sánh trên, có thể thấy được GTX 1060 (3GB) có khả năng cạnh tranh mặt đối mặt với RX 570 (4GB) khá tốt, tuy nhiên ở những tựa game có yêu cầu dung lượng cũng như băng thông giao tiếp của bộ nhớ VRAM lớn thì RX 570 (4GB) lại có phần nhỉnh hơn. Thêm nữa như ở phần đầu của bài viết đã có đề cập đến việc GTX 1060 (3GB) thực chất nên được gọi là GTX 1050Ti, đúng là hiệu năng của GTX 1060 (3GB) vẫn hơn GTX 1050Ti khá nhiều nhờ vào số lượng CUDA Cores, các đơn vị xuất ảnh (ROPs) cũng như xử lý texture (TMUs) nhiều hơn so với GTX 1050Ti. Nhưng vấn đề ở đây là GTX 1060 (3GB) lại không phải là GTX 1060 (6GB) chỉ cắt giảm đi dung lượng VRAM mà còn là 1 số lượng tương đối CUDA Cores và TMUs, cộng thêm việc yêu cầu phần cứng của các tựa game ngày nay ngày càng lớn, việc chỉ có 3GB dung lượng VRAM sẽ khiến cho GTX 1060 (3GB) rất vất vả ở những tựa game trong tương lại. Tất cả những điều này làm cho vị trí trong phân khúc của GTX 1060 (3GB) trở nên khá lấp lửng giữa GTX 1060 (6GB) và GTX 1050Ti.
Mặc dù vậy, GTX 1060 (3GB) vẫn có thể được xem là 1 lựa chọn không hề tồi 1 chút nào trong phân khúc với hiệu năng trên giá thành cạnh tranh trực tiếp với RX 570 (4GB) của AMD vốn gần như không thể kiếm được trên thị trường hiện nay do các vấn đề liên quan tới bitcoin và khan hiếm nguồn hàng. Cho nên công bằng mà nói thì GTX 1060 (3GB) vẫn là một sự lựa chọn khá tốt thay thế cho GTX 1050Ti với hiệu năng chơi game ở độ phân giải 1080p vượt trội hơn hẳn.
Bạn cần tư vấn thêm?
Sản phẩm cùng loại
Thông số kỹ thuật
Sản phẩm bán chạy
Bình luận